THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Training feng shui, certificates are only valid for feng shui students who finish the course.

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Organize feng shui and martial arts certification exams for individuals and units who have needs

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Associating with individuals and organizations operating: feng shui, martial arts, culture and art

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Provide feng shui items

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Receive support for all services and issues related to feng shui yin: tomb, code, spirituality

Translate

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Gọi hồn là gì? Ý nghĩa & các nghi thức lễ gọi hồn như thế nào?

 Sau khi linh hồn người chết rời khỏi thân xác, người nhà của người chết sẽ phải tổ chức các nghi thức gọi hồn với mục đích kêu gọi vong hồn trở lại, hy vọng người chết sẽ được hồi sinh. Nghi thức này cũng thể hiện tình cảm lưu luyến tiếc thương của người sống với người đã chết.

Thế nào là gọi hồn

Các phần trước đã trình bày về những nơi mà linh hồn người chết sẽ phải đi qua. Vậy thân nhân của người chết sẽ phải làm gì khi người này vừa mới qua đời? Một trong những việc quan trọng mà thân nhân người chết phải tiến hành chính là"gọi hồn”. Nghi thức gọi hồn đã có từ thời xa xưa và còn được gọi là vi phục hay"phục hồn”. Trong tục lệ của nhà Chủ, khi người nào đó vừa mới qua đời, thân nhân của người này phải cẩm một chiếc áo mà thường ngày họ vẫn hay mặc, trèo lên nóc nhà, hướng về phía bắc và gọi thật to tên của người chết; sau đó cuốn chiếc áo lại, ném xuống bên dưới, có một người khác đỡ lấy và mang vào trùm lên thân thể người chết. Trong nghi thức này, người ta đã tưởng tượng rằng áo của người chết chính là thân thể người đó, từ hình thức mà suy ra thực chất, từ cái hư dẫn đến cái thực. Chính điều đó đã khiến nghi thức này có đôi chút ý vị của sự vũ thuật mô phỏng. Mục đích của việc làm này là níu giữ vong linh người chết ở lại. Người xưa cho rằng, khi một người vừa mới chết, vong hồn mới chỉ rời khỏi thân xác và nếu thực hiện nghi thức gọi hồn, có thể níu giữ vong hồn quay trở lại, nhập vào thân xác; như vậy, người chết có thế sẽ sống lại.
 
Sau khi linh hồn của người hấp hối đã lìa khỏi xác, người nhà cần tiến hành nghi thức chiêu hồn, nhằm mục đích gọi linh hồn người chết quay trở về, hy vọng họ được hồi sinh, thể hiện sự lưu luyến của người thân đối với người quá cố.
 
Bước 1: Khi người thân mới tắt thở, người ta thường cầm cái áo của người chết, treo lên nóc nhà, quay mặt về phương bắc gọi tên người chết
 
Bước 2: Sau đó, cuộn chiếc áo lại ném xuống dưới nhà, để người đứng phía dưới đỡ lấy
 
Bước 3: Đem áo trùm lên thân người chết
 
Bước 4: Quan sát xem người chết có còn hơi thở và nhịp tim hay không, để xác nhận người chết không có dấu hiệu hồi sinh, mới chính thức cử hành tang lễ.

Nghi thức gọi hồn

Từ thời xa xưa, nghi thức gọi hồn đã trở thành một trong những việc cần thiết phải thực hiện ngay khi người chết mới qua đời. Vào đời Hán - Ngụy, đồng thời với hoạt động gọi hồn người chết, còn xuất hiện phong tục chiêu hồn tăng và chiêu hồn điện. Chiêu hồn tang là chỉ những người bị chết nơi đất khách hoặc chết trên chiến trường, linh hồn không tìm được đường về quê hương nên sẽ phải ở lại đất khách cùng với thân xác, chịu đựng nhiều nỗi đau khổ cùng cực, cũng không được thờ phụng, hương khói, không có thức ăn và kinh văn để được siêu độ. Cô hồn đó sẽ trở thành quỷ đói trong tình cảnh rất đỗi thảm thương, mãi mãi quẩn quanh nơi đất khách, lênh đênh suốt tháng ngày dài, không có hy vọng được đầu thai chuyển. Khi đó cần phải có thân nhân của người chết dùng chiếc áo mà khi còn sống người này vẫn mặc, thực hiện nghi thức gọi hồn người chết trở về để chôn cãi. Tương truyền, đại thi nhân đời Đường là Lý Bạch đã nhảy xuống ôm trăng mà chết tù Thái Thạch Cơ trên đỉnh núi Mã Yên, thuộc tỉnh An Huy. Người đời sau đã dùng mū áo của ông vẫn mặc khi còn sống, thực hiện nghi thức gọi hồn và chôn cất. Ngôi Mộ chôn mū áo của Lý Bạch cho đến ngày nay vẫn còn trên Thái Thạch Cơ. Dòng Trường Giang vẫn ngày ngày cuồn cuộn chảy qua chốn này, khách du lịch vẫn qua lại trước mộ làm lễ viếng vị Thi thánh, bày tỏ niềm cảm thương vô hạn.

Ý nghĩa của nghi lễ gọi hồn

Gọi hồn là phương thức bày tỏ sự lưu luyến, tiếc thương lần cuối của thân nhân đối với người đã chết. Như vậy cũng có nghĩa là, người sống không đành lòng nhìn người thân của mình ra đi nên đã cầu xin quỷ thần với hy vọng linh hồn người chết có thể từ cõi u minh trở lại trần gian, nhập vào thân xác để được hồi sinh. Nghi Thức này hàm chứa ý nghĩa kêu gọi người chết một lần sau cùng và mang đậm màu sắc của tôn giáo và mê tín dị đoan. Sau khi gọi hồn, thân nhân người chết sẽ phải quan sát cánh mũi của người chết xem còn thở hay không, bắt mạch và quan sát lồng ngực để xem tim mạch còn đập hay không, rồi mới xác định là người đó đã chết thực sự hay chưa. Nếu người chết không thể sống lại được nữa, mới chính thức cử hành tang lễ.

Các phương thức gọi hồn

Mục đích của phương thức gọi hồn là để níu giữ linh hồn người chết ở lại. Tuy nhiên, hình thức gọi hồn tại các vùng khác nhau cũng có nhiều nét khác biệt. Với dân tộc Triều Tiên sinh sống trên đất nước Trung Quốc, sau khi một người qua đời, thân nhân của người đó sẽ lập tức tiến hành nghi thức gọi hồn. Một người đứng trước cửa nhà, cầm chiếc áo của người chết, hướng về phía xa rồi gọi to tên hoặc danh xưng của người chết ba lần liên tiếp, sau đó viết tên của người chết vào trong gia phả. Hiện nay, người dân tộc Lahu (sinh sống ở tỉnh Vân Nam) vẫn có tục mời thầy cúng đến gọi hồn người chết. Họ dùng giấy trắng cắt thành hình người, treo lên đầu sào, đốt nến thắp hương ổi cầu nguyện bên cạnh xác người chết. Dân tộc Mãn và dân tộc Mông Cổ lại có tục lệ khi một người nào đó vừa mới qua đời sẽ tổ chức nghi thức treo phướn dài trong sân nhà, vừa để gọi hồn người chết trở về, vừa để thông báo tang sự cho người thân, bạn bè gần xa. Màu sắc của dải phướn sẽ được quyết định theo "bất kỳ" của người chết và thân nhân của người đó. 
 
Trong tất cả các nghi thức gọi hồn, nghi thức gọi hồn của ngư dân là đặc biệt hơn cả và mang những đặc trưng nghề nghiệp rất riêng. Có thể tưởng tượng rằng, giữa biển khơi mênh mông sóng nước, tai nạn lật thuyền chết người xảy ra rất thường xuyên. Những người bị chết trên biển sẽ không thế tìm được thân xác. Vì Vậy, tang lễ của những người chết trên biển sẽ có nhiều điểm khác biệt với những người chết vì già lão, bệnh tật và gồm một loạt những nghi lễ cúng tế rất đặc trưng. Sau khi một ngư dân bất hạnh phải bỏ xác ngoài biển khơi mênh mông, thân nhân của người đó sẽ dùng cỏ bện thành một thân xác giả, cho mặc quần áo của người quá cố và lập một linh đường ở ngay trong nhà. Đổng thời, ở bên ngoài thôn sẽ mời đạo sĩ đến gọi hồn cho người chết. Nghi thức gọi hồn phải được tiến hành vào buổi đêm, khi thuỷ triều vừa lên. Thân nhân của người chết đến bên bờ biển gọi tô để tâm hồn người quá cố đăng lưu lạc nơi biển khơi biết đường tìm về, nhập vào người, rồi mới tiến hành an táng.
 
Bước thứ nhất: Gọi hồn, thân nhân của người mất phải đến bên bờ của bờ biển vào lúc thủy triều vừa lên, hướng ra mặt biển và gọi to tên của vong hồn.
 
Nguyên nhân gọi hồn: Ngư dân gặp tai nạn, bị lật thuyền rồi chết trên biển là chuyện thường xuyên xảy ra. Như vậy, thân xác của người xấu số sẽ không tìm lại được. Mọi người cho rằng linh hồn cũng sẽ ở lại biển khơ mênh mông.
 
Ý nghĩa của việc gọi hồn: Gọi tên vong hồn thể hiện sự lưu luyến của người còn sống với người đã chết, hy vọng người chết có thể hồi sinh. Bên cạnh đó, mọi người cho rằng nhũng người chết nơi đất khách sẽ phải lang bạt, mãi mãi không đưuọc luân hồi chuyển kiếp. Gọi hồn là đưa vong hồn người chết trở về quê hương để có được nơi chốn ổn định.
 
Bước 2: Hồi hồn, giữa nhà bày một linh đường, cho một hình nhân bệ bằng cỏ mặc một bộ quần áo của người quá cố. Khi đó, linh hồn sẽ thấy thân nhân gọi tên mình sẽ trở về và nhập vào hình nhân bằng cỏ, sau đó sẽ tiến hành nghi thức an táng.
 
Ý nghĩa của hồi hồn: Người xưa cho rằng con người được tạo nên từ linh hồn và thân xác. Khi một người mới vừa qua đời, nếu linh hồn có thể trở lại, với thân xác thì người đó sẽ được sống lại. Nếu người đó không thể sống lại được nữa mới tiến hành an táng.

Sự phổ biến của nghi thức gọi hồn

Nghi thức gọi hồn có tẩm ảnh hưởng rất lớn trong dân gian. Dễ dàng nhận thấy điều này trong các cuốn tiểu thuyết cổ điển. Ví dụ: Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, sau khi tin tức về cái chết của Quan Vũ được lan chuyển đến nước Thục, Lưu Bị đã lập tức truyển chỉ, yêu cầu toàn bộ tướng sĩ đều phải để tang. Đổng thời, Lưu Bị cũng đích thân đi ra cổng thành phía nam đế gọi hồn Quan Vũ về cúng tế, kêu khóc trọn một ngày. Trong tác phẩm "Tỉnh thế hằng ngôn" của Phùng Mộng Long cũng kể lại câu chuyện rằng:Vào đời nhà Tùy, ở thành Thanh Châu có một phú ông tên là Lý Thanh. Đến tuổi 70, ông Lý lên huyệt động trên núi với mục đích tìm thần tiên. Tuy nhiên, con cháu lại tưởng là ông đã chết nên mời một đạo sĩ cao tay đến trước cửa động để gọi hồn và chỉ chôn cất mũ áo của ông Lý mà thôi.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Đột nhập lăng mộ cháu gái Võ Tắc Thiên, tái mặt thấy 'bóng người'

 Nội dung chú thích ảnh

Mùa đông năm 1958, Càn Lăng, lăng mộ chôn cất Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên tình cờ được một số nông dân tìm thấy khi cho nổ đá ở huyện Lương Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Nội dung chú thích ảnh

Ngày nay, Càn Lăng là một trong 3 lăng mộ bí ẩn chưa được cấp phép khai quật ở Trung Quốc. Nhưng nhờ phát hiện này mà một loạt các lăng mộ của thành viên hoàng tộc và quý tộc thời nhà Đường được các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật trong khu vực.

Nội dung chú thích ảnh

Một trong số này phải kể đến lăng mộ công chúa Vĩnh Thái, tên thật là Lý Tiên Huệ (685 – 701), con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu, cháu gái Võ Tắc Thiên. Nàng là một trong những vị công chúa đẹp nhất dưới thời Đường.

Nội dung chú thích ảnh

Khi tiến vào bên trong lăng mộ, các chuyên gia giật mình khi nhìn thấy có một "bóng người" bí ẩn phía sau cửa mộ. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh, họ nhận ra đó là một bộ hài cốt nam giới. Sau những kiểm tra, họ xác định thi hài đó là của một tên trộm mộ.

Nội dung chú thích ảnh

Theo các chuyên gia, tên trộm mộ này có thể đã cùng đồng bọn lẻn vào nơi an nghỉ ngàn thu của công chúa Vĩnh Thái để trộm đồ tùy táng giá trị.

Nội dung chú thích ảnh

Thế nhưng, khi chuẩn bị rời khỏi, các thành viên trong nhóm trộm mộ xảy ra tranh chấp. Do đó, một tên mộ tặc bị đồng bọn giết chết và bỏ lại ngay gần cửa lăng mộ.

Nội dung chú thích ảnh

Các chuyên gia tiếp tục tiến sâu vào bên trong lăng mộ. Tường của lăng mộ được xây từ gạch nên còn khá nguyên vẹn. Họ vô cùng bất ngờ trước kiến trúc lớn của khu mộ được chia thành nhiều phòng. Trong số này, một số phòng dùng để đặt đồ mai táng.

Nội dung chú thích ảnh

Nơi sâu nhất trong lăng mộ là nơi đặt cỗ quan tài bằng đá chứa thi hài công chúa Vĩnh Thái. Các chuyên gia phát hiện phiến đá trên đỉnh quan tài có dấu hiệu bị xê dịch.

Nội dung chú thích ảnh

Không những vậy, bên trong quan tài còn có nhiều bùn, cát. Điều này cho thấy những kẻ trộm mộ từng mở nắp quan tài và gây ra xáo trộn trên.

Nội dung chú thích ảnh

Khi tìm hiểu về cuộc đời công chúa Vĩnh Thái, nhiều người không khỏi đau xót, thương tiếc bởi nàng có số phận bi kịch. Là con gái của Đường Trung Tông, công chúa Vĩnh Thái từ nhỏ đã thông minh và xinh đẹp hơn người. Nàng công chúa này rất được Võ Tắc Thiên yêu thương và chiều chuộng.

Nội dung chú thích ảnh

Khi đến tuổi kết hôn, công chúa Vĩnh Thái kết hôn với Ngụy Vương Võ Diên. Hai người có cuộc sống hạnh phúc chưa được bao lâu thì gặp đại họa.

Nội dung chú thích ảnh

Nguyên do xuất phát từ việc vợ chồng công chúa Vĩnh Thái thảo luận về một viên quan được Võ Tắc Thiên trọng dụng là Trương Dịch. Điều này đến tai Võ Tắc Thiên khiến bà hoàng này tức giận. Theo đó, Võ Tắc Thiên ra lệnh xử tử vợ chồng công chúa Vĩnh Thái. Vào thời điểm qua đời, công chúa mới 17 tuổi.

Thấy chất lỏng chảy ra từ quan tài đỏ như máu, chuyên gia bỏ chạy

 Nội dung chú thích ảnh

Vào năm 2003, một nhóm công nhân làm việc tại một ngọn núi ở Thông Liêu, Nội Mông, Trung Quốc tình cờ phát hiện một lăng mộ cổ. Sau khi nhận được tin báo từ các công nhân, giới chức trách địa phương và các chuyên gia khảo cổ nhanh chóng tới hiện trường kiểm tra. Theo đó, họ tìm thấy một quan tài màu đỏ như máu.

Nội dung chú thích ảnh

Bên ngoài cỗ quan tài có chạm khắc nhiều hoa văn như hình chim phượng, hoa và mây. Xung quanh nắp quan tài có treo nhiều quả chuông nhỏ và một số đồ trang trí khác.

Nội dung chú thích ảnh

Cỗ quan tài màu đỏ này được đặt trong một lăng mộ có kích thước không quá lớn. Bên trong mộ có khoảng 200 món đồ tùy táng như: cốc pha lê hoa tai, vòng cổ, dao găm...

Nội dung chú thích ảnh

Căn cứ vào hình dáng và cấu trúc của ngôi mộ cũng như các hiện vật tùy táng, các chuyên gia xác định nơi này có niên đại vào thời nhà Liêu.

Nội dung chú thích ảnh

Sau đó, các chuyên gia tiến hành mở nắp quan tài để kiểm tra bên trong có những gì. Khi nhìn vào bên trong quan tài, họ nhận thấy có một thi hài đội vương miện bằng vàng trên đầu. Người này còn đội một chiếc mũ bông, tóc tết 2 bên. Bên trên mặt phủ một lớp vải lụa thêu hoa văn.

Nội dung chú thích ảnh

Từ những chi tiết này, các nhà nghiên cứu xác định thi hài thuộc về một phụ nữ. Khi vừa vén lớp vải phủ bên trên thi hài, các chuyên gia phát hiện chất lỏng bí ẩn rỉ ra bên ngoài. Cho rằng chất lỏng đó có thể nguy hiểm nên các chuyên gia vội vã rời khỏi đó.

Nội dung chú thích ảnh

Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia mặc trang phục bảo hộ rồi mới quay trở lại tiếp cận cỗ quan tài. Sau khi kiểm tra, họ xác định chất lỏng đó là thủy ngân.

Nội dung chú thích ảnh

Theo các chuyên gia, người dân sống vào thời nhà Liêu thường đổ một lượng thủy ngân lên thi thể người quá cố để bảo quản thi hài. Nhờ vậy, thi thể người phụ nữ trong cỗ quan tài đỏ ở trong tình trạng khá tốt.

Nội dung chú thích ảnh

Kết quả xét nghiệm ADN sau đó xác định danh tính của nữ chủ nhân ngôi mộ là công chúa Dư Lư Đổ Cô - em gái Liêu Thái Tổ.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

Gõ T để tiền vào như nước nhé

 Gõ T dưới bình luận bài để tiền vào như nước nhé



TOP 7 ĐIỀU KỲ LẠ Ở NƠI PHÁT TÍCH PHẬT GIÁO – ẤN ĐỘ

 Ấn Độ là nơi mà Phật giáo đã phát sinh và phát triển và cũng là một vùng đất đầy những điều bí ẩn và kỳ diệu. Nhiều công trình tuyệt tác tồn tại ở nơi đây khiến ai ai cũng phải kinh ngạc và thắc mắc.

Có thể gọi đó là những điều bí ẩn hoặc phép màu mà cho đến tận ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp.

1. Bí ẩn về các trụ cột âm nhạc – Đền Vittala, bang Hampi – Karnataka

Ảnh: Adrian Sulc / WikiCommons. Nguồn ảnh: ntdvn

Ngôi làng Hampi tự hào có nhiều kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, và nổi bật nhất là Đền Vittala. Ngôi đền Vittala, chiếc xe ngựa bằng đá – là biểu tượng mang tính biểu tượng nhất của Hampi. Đền Virupaksha tại Hampi được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 bởi những người cai trị Chalukya.

Ngôi đền được thiết kế theo kiến trúc Dravidian, và đặc điểm nổi bật khiến cho ngôi đền này trở nên nổi tiếng là 56 trụ cột âm nhạc.

2. Bí ẩn về sự phát triển kích thước của tượng thần Nandi – đền Yaganti – Andhra Pradesh

Tượng Yaganti Nandi được biết đến là đang ngày càng phát triển về kích thước một cách bí ẩn. Ảnh: Wikimedia 

Nằm ở quận Kurnool, Yaganti là một ngôi đền nổi tiếng của thần Shiva, nơi mỗi năm các tín đồ lại đổ về với một số lượng lớn.

Điều bí ẩn là bức tượng Nandi được đặt ở đây cứ ngày một tăng trưởng về kích thước trong suốt những năm qua và đây không phải là một huyền thoại. Khảo sát khảo cổ của Ấn Độ đã xác nhận rằng, bức tượng này tăng thêm 2,5 cm sau mỗi 20 năm.

Một bí ẩn khác ở nơi đây là: Theo truyền thuyết một nhà hiền triết đã nguyền rủa những con quạ bay vào đền vì vậy trong đền không bao giờ có bóng dáng của một con quạ nào.

3. Bí ẩn về những viên đá nổi – Bang Rameshwaram – Tamil Nadu

Những viên đá có thể nổi trên mặt nước một cách bí ẩn. Ảnh: ghatroads.in

Thần thoại Ấn Độ kể rằng, để giải cứu vợ Sita khỏi Ravana, Lord Rama đã xây dựng một cây cầu nối từ Rameshwaram đến Sri Lanka qua eo biển Palk.

Cây cầu được gọi là Rama Setu. Điều khiến người ta giật mình là một số viên đá được tìm thấy quanh khu vực, mặc dù có hình dạng tương tự như những viên đá bình thường nhưng chúng lại nổi lên khi được đặt trong nước. Lý do đằng sau hiện tượng đá nổi như vậy vẫn chưa được xác định mặc dù nó đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.

4. Bí ẩn về trụ cột treo – Đền Veerabhadra, bang Lepakshi – Andhra Pradesh

Du khách đặt thử tấm vải qua chân cột treo lơ lửng bí ẩn. Hình ảnh: PLanet

Đây là một ngôi đền có 70 cây cột trụ và nó là một nơi rất bí ẩn gọi là đền Veerabhadra, một kỳ quan kiến trúc của đế chế Vijayanagara thế kỷ 16 . Ngôi đền được trang hoàng bởi những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của các vị thần, nữ thần, vũ công và nhạc sĩ.

Nó cũng có một bức tranh tường khổng lồ 7,3 X 4,26 m về Veerabhadra, phiên bản rực lửa của Thần Shiva trong đạo Hindu . Nó được cho là bức tranh tường lớn nhất về bất kỳ vị thần nào ở Ấn Độ.

Nhưng kỳ quan lớn nhất của ngôi đền là cột treo trong đền. Đúng vậy, đó là một cột trụ cổ bằng đá granit rắn, cao khổng lồ, cao 6m, bất chấp trọng lực và đang treo lơ lửng giữa không trung.

Năm 1924, một kỹ sư người Anh Hamilton đã cố gắng di chuyển cây cột để tìm ra ’bí mật. Trong khi cố gắng làm điều đó, mười cây cột khác bắt đầu di chuyển. Được cảnh báo rằng toàn bộ cấu trúc có thể sụp đổ, anh ta đã hủy bỏ hoạt động của mình ngay lập tức.

Sau đó, cơ quan khảo sát khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã tiến hành các cuộc điều tra và chứng minh rằng cột trụ không được xây dựng như một sai lầm, mà được xây dựng có chủ ý để chứng minh sự tài giỏi của những người xây dựng thời đó.

Có phải sự bay lên là lý do để cây cột bị treo? Dường như không ai có câu trả lời.

5. Bí ẩn bàn chân người khổng lồ – gần đền Veerabhadra, bang Lepakshi – Andhra Pradesh

Hình ảnh bàn chân người khổng lồ bí ẩn tại đền Veerabhadra, Lepakshi, Ấn Độ. (Ảnh: Wikipedia) 

Cách xa đền Lepakshi một chút, có dấu vết của một bàn chân người khổng lồ, được nhìn thấy trên mặt đất. Dấu vết này có độ chính xác với bàn chân của một người khổng lồ.

Những người khổng lồ cao ít nhất 6m đến 7,6m này là ai? Những người khổng lồ này đã thực sự xây dựng ngôi đền? Chưa ai có thể biết chắc chắn.

5. Bí ẩn về tảng đá khổng lồ – Bang Mahabalipuram – Tamil Nadu

Tảng đá khổng lồ giữ thăng bằng bí ẩn tại Ấn Độ. (Ảnh: Wikipedia) 

Krishna là một tảng đá khổng lồ ở Mahabalipuram nổi tiếng vì giữ được sự thăng bằng hoàn hảo cho dù đứng chênh vênh trên một con dốc. Tảng đá ước tính cao khoảng 6m và đã trở thành một điểm thu hút lớn đối với khách du lịch.

Năm 1908 người ta đã quyết định loại bỏ tảng đá vì sợ rằng nó có thể lăn xuống và phá hủy những ngôi nhà gần đó nhưng mọi sự nỗ lực đều trở nên vô ích. Điều gì làm cho tảng đá này đứng yên ổn ở một góc độ khó có thể tưởng tượng như vậy? Đến nay khoa học vẫn chưa giải đáp được.

6. Bí ẩn của sự biến mất – đền Stambheshwar Mahadev ở Gujarat

Ngôi đến bí ẩn, mọi người chỉ có thể vào thăm đền vào những giờ thủy triều thấp. Ảnh: Cityshor.com

Nằm gần thành phố Vadodara ở Gujarat, ngôi đền Stambheshwar Mahadev là một trong những ngôi đền bí ẩn nhất ở Ấn Độ. Đền thờ thần Shiva và cũng là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất ở Gujarat cũng như ở Ấn Độ.

Điều kỳ lạ nhất ở ngôi đền này là mọi người chỉ có thể vào thăm đền vào những giờ thủy triều thấp. Trong những giờ thủy triều cao, ngôi đền biến mất hoàn toàn và chỉ xuất hiện trở lại sau khi nước xuống.

Có biết bao điều kỳ lạ đến bí ẩn ở Ấn Độ, chắc không ai có thể trả lời được. Đây chỉ là một số điều mà chúng ta có thể biết được qua các kênh thông tin truyền thông.

Nguồn: VDH

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Trùng Tang Liên Táng ( sưu tầm và chiêm nghiệm)

  Trùng Tang Liên Táng ( sưu tầm và chiêm nghiệm) H%201

1/ KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNG .
Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta. Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương, thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.
Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước: Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa, các vị sư tăng đã có những phương pháp trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả. Hàng ngày, vào buổi chiều, các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to, cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt. Ngoài ra, tại miền Bắc Việt Nam, từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông, Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định… có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay. Thông thường, các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư, Phù Thủy, thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long – Bắc Ninh, Liên Phái – Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm. Theo Nguyên Vũ đã viết: “Hàm long: Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi ” ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều. ”
Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau :
” *Trùng 3 ngày (tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.).
* Trùng tuần đầu (tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày – tức là cúng 49 ngày đó.
* Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải.
– Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở.
*Cách giải:
– Nhà có người chết trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn siêu thoát (hay nói đúng ra là nhốt vong vào trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng càng dễ bị bắt).
– Nếu trùng nặng, tôi khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm Long (Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.
– Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau (các nhà sư chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó):
1- sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.
2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.
3- Sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.
* Có một nhà sư đã nói đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi) là : dù có ốm thập tử nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống (kể cả là ung thư giai đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị trùng tang mà không biết.
* Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, tôi thấy một mặt là chữ nho một mặt là Phật bà.
* Rất tiếc là tôi không nhớ địa chỉ cụ thể, tuy nhiên bạn có thể đi đường cao tốc về thành phố Bắc Ninh, có 1 cái cầu vượt, tay trái đi vào thị xã, tay phải đi về phía chùa. Tuy nhiên chùa ở núi nên còn đi vào khá xa, tôi chỉ nhớ là có đi qua nhà máy kính nổi. Sau đó thì bạn hỏi đường tiếp nhé, vì nó khá nổi tiếng mà, với lại cũng có biển chỉ đường đi về chùa đó. Tôi đã đi nhiều chùa nhưng đó là ngôi chùa cổ u tịch nhất mà tôi biết, khi tôi đến đó thấy cả dãy dài ô tô từ tứ phương đổ về- thường là những người đi gửi vong chứ ít ai đi vãn cảnh chùa lắm có lẽ vì tâm lý đó là nơi giữ vong, mọi người đến thường xong việc đi luôn, chắc cũng vì sợ ở lâu chỉ thêm đau long do thương xót người đã mất. Các gia đình sau khi gửi vong thường chỉ thực hiện được một thời gian đầu những điều cần kiêng, sau vì thương tiếc người thân đã cúng lại vì sợ ma bị đói. Đây là điều cần hết sức tránh vì các nhà sư cúng bái còn cẩn thận hơn chúng ta nhiều. Có nhiều gia đình phải gửi đi gửi lại nhiều lần vì vong theo về, vì cúng khấn ở nhà. Vì vậy bạn nên tránh những điều tôi đã nói nhé.
Bạn ạ, chết trùng hoàn toàn có thể khống chế được nếu làm đúng cách. Vài điều nhắn gửi, mong gia đình bạn bình an.”
“Theo quan niệm của lịch số Trung Hoa và trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:
Đối với tuổi Thân,Tý ,Thìn kỵ Tỵ: Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ. Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu kỵ Sửu, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.
Theo quan niệm dân gian, nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng.
Ngày trùng tang (trùng nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm Thân… gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.
Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.
Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để ” âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Phật giáo.”
Trùng tang liên táng hoàn toàn có thật, bản chất của sự việc này ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được. Trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng này, dienbatn cho rằng đó tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng. Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng. Vì lý do ” Đồng thanh tương ứng – Đồng khí tương cầu ” hay hiện tượng cộng hưởng tần số. Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của Trùng, nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Chính điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang liên táng mới bị, còn những người khác và con Dâu, con Rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hường .

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

NGHIỆP ĐÃ IN DẤU VẾT LÊN HÌNH DÁNG CON NGƯỜI!

  Các nhà xem tướng số đã căn cứ vào hình tướng và sắc khí để đánh giá cuộc đời của một người. Họ có thể biết người đó thọ hay yểu, giàu hay nghèo, trí tuệ hay đần độn... Đối với những nhà tướng số giỏi họ có thể đọc được 60% cuộc đời của con người hiện ra trên hình thể. Như vậy có sự tương quan giữa Nghiệp Báo và tướng mạo. Nghiệp đã in dấu vết lên hình dáng con người!

Ví dụ một người trong quá khứ đã từng nóng nẩy, hung dữ làm hại kẻ khác. Qua đời này người đó sẽ phải chịu một tai nạn thảm khốc. Nghiệp đã quy định như vậy. Song song với sự an bài của nghiệp, trên gương mặt họ, dấu vết của sự hung dữ còn in trên đôi mắt. Các nhà tướng số nhìn thấy “hung quang” lộ trên đôi mắt và kết luận rằng kẻ này phải chịu một tai nạn nặng nề. Và đúng như thế tai nạn đã xảy ra.
Ví dụ, một người trong quá khứ từng giúp đỡ mọi người, làm cho mọi người được vui vẻ, bình yên, vững tâm. Qua kiếp này người đó cũng trở thành một kẻ giàu có sung sướng. Bên cạnh sự an bài của nghiệp, gương mặt họ còn hiện ra vẻ độ lượng, vui tươi, vững tâm, bình tĩnh trên ánh mắt, miệng cười, dáng điệu khoan thai, sắc da tươi nhuận. Nhà tướng số nhìn thấy biểu hiện đó và nhận định rằng kẻ này sẽ trở nên giàu có. Sự thật đã đến đúng như dự đoán.
Các nhà tướng số còn đọc được rất nhiều dấu hiệu tinh tế khác để nhận định về con người, ví dụ như đôi tai to là dấu hiệu thọ, tai dày là sung mãn tài vật, răng trong đẹp là phú quý, hàm tròn đầy là phước về hậu, hàm tóp nhỏ là yểu hay cơ cực lúc già, lông mày gần mắt là người hẹp hòi, trán rộng là vinh hiển sớm, mũi to đầy kín là tạo được sự nghiệp lớn...